Monday, 2 February 2015

Gia công bề mặt Inox sau khi hàn

Rất nhiều khách hàng sử dụng hàn TIG Inox có yêu cầu về việc xóa dấu về mối hàn sau khi hàn inox để giúp cho các bạn hiểu hơn về việc gia công bề mặt Inox sau khi hàn bằng máy hàn. Legi xin giới thiệu quá trình gia công bề mặt inox bằng phương pháp cơ học với 4 bước: Mài (Grinding); Đánh bóng thô (Polishing); Đánh bóng bằng vải kết hợp với bột đánh bóng - Đánh bóng tinh (Buffing); Đánh sọc (Brushing).
Chi tiết từng quá trình như sau:

1. Mài và đánh bóng thô:

Mài và đánh bóng là hai quá trình gia công bề mặt inox với một nguyên lý giống nhau là hớt đi lớp kim loại trên bề mặt inox bằng phương pháp cắt gọt. Quá trình mài được thực hiện để loại bỏ sự nhấp nhô của bề mặt mối hàn. Quá trình đánh bóng là quá trình được dùng sau khi quá trình mài đã hoàn thành và kết quả của quá trình này là tiền đề cho quá trình đánh bóng gương.
Mài và đánh bóng thô
Các cỡ hạt được dùng cho quá trình gia công bề mặt Inox tấm:
+ Cỡ hạt 36: Với cỡ hạt này người ta dùng để xóa các vết hàn trên bề mặt Inox với các mối hàn thô như kết quả của quá trình hàn que, hàn MIG.
+ Cỡ hạt 60: Với cỡ hạt này dùng để xóa các mối hàn có độ nhấp nhô thấp như mối hàng TIG hoặc dùng để tẩy đi sự sần sùi của bề mặt sau khi gia công với cỡ hạt 36.
+ Cỡ hạt 80/120: Cỡ hạt này tạo ra tiền đề cho bề mặt Satin tiền đề cho việc đánh bóng gương. Nếu như chúng ta nóng vội, bỏ qua cỡ hạt này thì không bao giờ có thể tạo ra bề mặt bóng gương được. Và nếu sử dụng cỡ hạt này để tẩy đi sự sần sùi của bề mặt mối hàn hay bề mặt sau gia công với cỡ hạt 36 thì không hiệu quả.
+ Cỡ hạt 180/240: Đây là cỡ hạt phù hợp cho bước cuối cùng của quá trình đánh sọc Inox. Cỡ hạt này cũng được coi là bước tiền đề không thể thiếu khi gia công đánh bóng gương Inox.
+ Cỡ hạt 320/400: Với cỡ hạt này thì chúng ta sẽ tạo ra được bề mặt Satin.
Lưu ý: Cỡ hạt này chỉ áp dụng cho quá trình gia công bề mặt Inox tấm và cuộn. Còn trên những bề mặt Inox khác như thanh, ống thì các nhà cung cấp về vật liệu mài mòn sẽ có những tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn cho từng trường hợp.

2. Đánh bóng bằng vải và bột chuyên dụng - đánh bóng tinh:

Khác hẳn với quá trình mài và đánh bóng thì quá trình đánh bóng bằng vải và bột chuyên dụng không lấy đi lớp kim loại trên bề mặt inox một cách nhanh chóng. Mà quá trình này có xu hướng làm cho bề mặt nhẵn mịn hơn, sáng hơn và có độ tương phản cao hơn. Quá trình này liên quan đến việc dùng vải đánh kết hợp với kem đánh bóng hoặc bột đánh bóng để nâng cao độ bóng của bề mặt.
Đánh bóng chi tiết, đánh bóng gương
Ngoài ra, độ bóng của bề mặt còn phụ thuộc rất nhiều vào những quá trình gia công trước khi đánh bóng. Nếu ở bước mài và đánh bóng thô không được xử lý tốt thì bước này không thể giúp cho bề mặt sáng bóng được.
Về vải đánh bóng được dùng cho quá trình này,chúng ta có thể sử dụng 1 loại vải hoặc nhiểu loại vải chia làm nhiều bước khác nhau:
+ Loại vải đánh bóng có độ mịn trung bình được dùng để đánh bóng các sản phẩm như dụng cụ: thìa, muỗng, dao…
+ Còn loại vải đánh bóng có độ mịn cao được dùng để đánh bóng cho khác thiết bị trong ngành dược, inox trang trí của nhà hàng khách sạn cao cấp.
Thông thường thì sau quá trình đánh bóng thô thì người ta sẽ dùng từ 2-3 bước đánh bóng tinh để làm bề mặt sáng bóng.
Như vậy, chúng ta có thể hình dung về quá trình đánh bóng gương gồm các bước như sau:
K36 => K60 => K120 => K180 => K280 => K320 => K400 => đánh bóng tinh vải mịn trung bình với lơ => đánh bóng tinh vải độ mịn cao với lơ.
Lưu ý: Mỗi bước buffing sẽ dùng một loại lơ hay kem đánh bóng khác nhau.

3.Đánh sọc (Brushing)

Giống như quá trình mài và đánh bóng thô, quá trình cũng mang xu hướng hớt kim loại ra khỏi bề mặt. Nhưng lớp kim loại được hớt đi là rất mỏng. Vật liệu mài được sử dụng chủ yếu là ở dạng “nỉ” – đây là tên thường dùng trong ngành Inox Việt Nam. Còn thực chất đây là những sợi nylon tổng hợp được bao bọc bởi các hạt mài.

Gia công bề mặt Inox sau khi hàn

0 comments:

Post a Comment